Nấm da là một vấn đề sức khỏe da phổ biến và thường gây khó chịu cho nhiều người. Nhưng bạn đừng lo. Nấm da không đe dọa tính mạng và thông thường không gây hại hoặc tổn thương nghiêm trọng. Và bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ nhiễm nấm da.

Những ai có nguy cơ nhiễm nấm da?

Để ngăn ngừa nấm da, việc xác định đúng đối tượng có nguy cơ cao nhiễm nấm là một phần quan trọng. Có nhiều yếu tố để đánh giá khả năng nhiễm nấm da: lây nhiễm từ người nhiễm nấm hoặc tự nhiễm nấm dựa vào các yếu tố nguy cơ sau:

  • Người có hệ miễn dịch suy yếu, vd đang mang thai hoặc điều trị ung thư
  • Người sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày.
  • Người lớn hoặc trẻ nhỏ tiểu són/trĩ ngoại: Tình trạng này tạo môi trường ẩm ướt ở bộ phận sinh dục – điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Người dễ đổ mồ hôi: Mồ hôi có thể làm ẩm da và làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
  • Người có bệnh nền: tiểu đường, dư cân béo phì, rối loạn lo âu, suy nhược cơ thể, rối loạn nội tiết…
  • Người tiếp xúc thường xuyên với nhóm người có nguy cơ cao như y tá, giáo viên, bệnh nhân nằm viện, học sinh/sinh viên, và huấn luyện viên.
Người sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày
Người sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày

Chúng ta thường bị nhiễm nấm da ở những vùng nào?

Những bộ phận ẩm ướt có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn vì nấm cần độ ẩm để phát triển. Những bộ phận này thông thường là kẽ ngón chân, bên dưới mô vú, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục (bao gồm vùng âm đạo) và giữa các nếp gấp của da.

Các nguyên tắc phòng ngừa nấm da mà bạn cần biết

Cẩn thận nơi công cộng

  • Hạn chế tiếp xúc ở những địa điểm công cộng nơi có thể có những người bị nhiễm nấm. 
  • Nếu buộc phải dùng chung phòng thay đồ, phòng tắm công cộng hay hồ bơi, hãy nhớ chân luôn đi dép nhé.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung khăn tắm hay lược trong phòng thay đồ công cộng.

Giữ da luôn sạch sẽ và khô ráo

  • Thay tất mỗi ngày; đối với những bạn đổ mồ hôi nhiều, tốt nhất nên thay tất 2 lần / ngày.
  • Phơi khô khăn tắm (nếu được hãy phơi ở nơi thoáng mát) trước khi sử dụng lại.
Phơi khô khăn tắm (nếu được hãy phơi ở nơi thoáng mát) trước khi sử dụng lại
Phơi khô khăn tắm (nếu được hãy phơi ở nơi thoáng mát) trước khi sử dụng lại

Tăng cường hệ miễn dịch

  • Bổ sung vitamin và probiotics cho cơ thể.
  • Duy trì một chế độ ăn cân bằng, giàu chất béo tốt và hạn chế lượng carbohydrate.
  • Uống đủ nước để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm để tăng cường hệ miễn dịch.

Ngăn chặn vùng nhiễm nấm lây lan

  • Tránh gãi vùng nhiễm nấm và luôn rửa tay thường xuyên.
  • Đi dép khi tắm dưới vòi sen để tránh nhiễm nấm chân.
  • Mặc quần áo sạch sẽ và khô ráo hàng ngày, tránh dùng chung quần áo và tất với người khác.
  • Điều trị cho tất cả thú cưng bị nhiễm nấm và thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan cho gia đình và người thân khác.

Dấu hiệu nhận biết từng loại nấm da và các phương pháp điều trị phù hợp

Nấm da chân

Nước ăn chân, còn gọi là nấm da chân, thường đi kèm với biểu hiện da bị đỏ hoặc ngứa quanh các kẽ ngón chân, cũng có khi ở lòng bàn chân. Một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy bỏng rát, ngứa ran, da phồng rộp hoặc đóng vảy.

Đối với nấm da chân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau:

  • Dùng kem kháng nấm không cần kê toa, chứa các thành phần như Horopito, miconazole, clotrimazole, terbinafine hoặc tolnaftate, trong ít nhất 2 tuần và thêm 1 tuần nữa sau khi đã hết nấm hoàn toàn để ngăn ngừa tái nhiễm. 
  • Rửa bàn chân mỗi ngày hai lần với xà phòng và nước. Đảm bảo lau khô bàn chân và kẽ chân, sau đó đi tất sạch sau mỗi lần rửa.
  • Chọn giày có độ thông thoáng tốt và làm bằng chất liệu tự nhiên.
Nước ăn chân, còn gọi là nấm da chân, thường đi kèm với biểu hiện da bị đỏ hoặc ngứa quanh các kẽ ngón chân
Nước ăn chân, còn gọi là nấm da chân, thường đi kèm với biểu hiện da bị đỏ hoặc ngứa quanh các kẽ ngón chân

Nấm da đùi

Nấm bẹn, còn gọi là nấm da đùi, thường gặp ở cả nam và nữ giới ở độ tuổi trường thành. Các triệu chứng bao gồm các mảng đỏ, sần lên và đóng vảy với những đường viền rõ rệt ở vùng háng. Những mảng này có màu đỏ hơn ở phía ngoài và nhạt hơn ở bên trong khiến chúng có hình tròn đặc trưng. Chúng cũng có thể khiến cho màu da sáng hơn hoặc tối hơn bất thường và có thể là vĩnh viễn.

Đối với trường hợp này, bạn có thể:

  • Dùng các sản phẩm kháng nấm không kê toa, chứa các thành phần như Horopito, miconazole, tolnaftate, terbinafine hoặc clotrimazole,..
  • Tránh mặc quần áo chật hoặc để bất cứ thứ gì cọ vào vùng da bệnh.
  • Giặt toàn bộ đồ lót và quần lót thể thao sau một lần sử dụng

Một lưu ý nhỏ là tình trạng nhiễm nấm sẽ bắt đầu khỏi trong vòng vài tuần. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần, trở nên trầm trọng hoặc tái đi tái lại (hơn 4 lần một năm hoặc hơn 2 lần trong vòng 6 tháng), bạn nên thăm khám ở các phòng khám chuyên khoa.

Hắc lào trên da

Hắc lào là tình trạng nấm da thân xuất hiện trên cơ thể, ở các vị trí như da đầu, bên trong râu,…. Đầu tiên đó là một vùng da đỏ nổi lên như những nốt mụn nhỏ, kèm với  ngứa,và dần dần tạo thành hình dạng tròn đặc trưng với đường viền bên ngoài đỏ hơn bên trong.

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể dùng các loại kem không cần kê toa có thành phần Horopito cream, econazole, miconazole, clotrimazole, ketoconazole hoặc terbinafine. Bạn nên rửa sạch và lau khô vùng bị nhiễm nấm, sau đó bôi kem từ ngoài vào trong vùng da bệnh. Tuyệt đối không băng kín vùng da nhiễm nấm vì như vậy vùng da sẽ bị ẩm.

Nếu bị nấm da đầu và nấm râu, bạn phải đến bác sĩ để điều trị. Nếu bạn bị nấm trên da ở thân mình mà không đáp ứng với cách điều trị tại nhà, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống sau khi lấy mẫu xét nghiệm.

Nấm men âm đạo

​​Nấm men thực ra là loại nấm có thể gây nhiễm trùng vùng âm đạo ở phụ nữ, bao gồm âm đạo, môi và âm hộ. Bạn không nên cố gắng chữa trị triệu chứng tại nhà nếu bị nhiễm nấm quá 4 lần trong một năm, khi bạn đang mang thai, bị tiểu đường không kiểm soát, hệ miễn dịch suy giảm, hoặc có các vết rách, nứt, nẻ hay đau vùng âm đạo. Hầu hết các triệu chứng nhiễm nấm men âm đạo có biểu hiện từ nhẹ đến trung bình, bao gồm:

  • Ngứa và bị kích ứng trong âm đạo hoặc tại cửa vào âm đạo
  • Đỏ hoặc sưng tại cửa vào âm đạo
  • Đau và nhức trong âm đạo
  • Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu hoặc khi QHTD
  • Dịch tiết âm đạo màu trắng đục, lợn cợn, đặc và không có mùi

Nhiễm nấm men âm đạo không có biến chứng có thể được chữa trị bằng các loại chế phẩm không kê toa, chẳng hạn như dung dịch vệ sinh, các loại kem, thuốc viên,…

Đối với các tình trạng nấm da, chúng có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng cách tuân thủ các biện pháp chăm sóc da và giữ cho da luôn khô ráo và sạch sẽ. Nếu bạn có triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ và điều trị tốt nhất cho tình trạng của bạn.