Bên cạnh những thay đổi về thể chất và tâm lý, làn da của mẹ bầu cũng có những sự thay đổi đáng kể. Cùng Chubby tìm hiểu về da thay đổi khi mang thai trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Thay đổi sắc tố da
Tăng sắc tố da là một hiện tượng phổ biến da thay đổi khi mang thai, xuất phát từ sự gia tăng nồng độ hormone MSH, estrogen và progesterone. Trong đó, hormone estrogen được xem là nguyên nhân chính khiến việc sản xuất melanin tăng lên, dẫn đến da trở nên sạm và không đều màu.
Tăng sắc tố thường bắt đầu ở ba tháng đầu của thai kỳ và thường xuất hiện trên các vùng đã có sắc tố từ trước khi mang thai, chẳng hạn như hai bên má, quầng vú, và cô bé. Một biểu hiện phổ biến là “đường nâu” (Linea Nigra) trên bụng, thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai, có thể kéo dài từ đồi mu đến rốn và thường biến mất vài tháng sau khi sinh.
Thêm vào đó, khoảng 45-75% phụ nữ mang thai sẽ trải qua hiện tượng da thay đổi khi mang thai là nám má, phổ biến ở vùng mũi, má và trán. Nếu mẹ bầu có làn da sáng và thường tiếp xúc với ánh sáng nhiều sẽ có khả năng sạm nám cao hơn. Mặc dù nám da có thể giảm dần sau khi sinh, nhưng cũng có trường hợp nó tồn tại vĩnh viễn.
Sự thay đổi của lông, tóc và móng
Xuyên suốt thai kỳ, nhiều mẹ dễ dàng nhìn thấy sự thay đổi của lông và tóc trên cơ thể. Đầu tiên, không thể không nhắc đến chính là tình trạng rậm lông từ nhẹ đến trung bình. Do hormone estrogen và androgen tăng lên trong giai đoạn nửa sau thai kì, giữ các sợi lông tóc phát triển ở giai đoạn anagen. Tuy nhiên, sau khi sinh, các nang tóc sẽ nhanh chóng bước vào giai đoạn ngừng phát triển (catagen), tiếp theo là thoái triển (telogen) và tóc bắt đầu rụng một cách rõ rệt trong khoảng 6-16 tuần sau sinh. Điều này thường xảy ra ở vùng trán và thái dương, và một số trường hợp có thể dẫn đến rụng tóc toàn đầu. Tình trạng này có thể phục hồi tự nhiên từ 6-12 tháng sau sinh.
Bên cạnh đó, một số chị em lại có tình trạng rụng tóc nhiều trong thai kỳ do thay đổi nội tiết tố, thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu vitamin, thiếu máu nuôi vùng da đầu, stress lo âu phiền muộn….
Móng tay cũng bị ảnh hưởng không kém trong quá trình chị em mang thai. Móng có thể trở nên giòn hơn, có rãnh khía hoặc tách móng ở cuối gốc móng, được gọi là bong móng. Nấm móng cũng có thể xảy ra. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần chăm sóc móng một cách đúng cách và tránh các yếu tố gây mẫn cảm móng. Nhưng đừng lo lắng, thường sau khi sinh, tình trạng móng sẽ cải thiện.
Sự thay đổi của các tuyến trong cơ thể
Trong thai kỳ, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn, dẫn đến việc sản xuất nhiều mồ hôi hơn, đôi khi gây nên hiện tượng viêm tuyến mồ hôi. Ngoài ra, khi mang thai, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn, làm tăng kích thước các tuyến Montgomery ở vùng núm vú. Thêm vào đó, trứng cá cũng có thể xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang thai, do ảnh hưởng của hormone và sẽ hạn chế việc sử dụng thuốc để điều trị trứng cá.
Vết rạn da – da thay đổi khi mang thai
Vết rạn da (stretch marks) là một hiện tượng da thay đổi khi mang thai rất phổ biến , xuất hiện ở khoảng 50-90% phụ nữ mang thai. Những vết rạn thường phát triển vào giai đoạn cuối của thai với biểu hiện là những vết màu đỏ sáng hoặc đỏ tím. Chúng thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, nhưng cũng có thể thấy ở đùi, mông, hông, vùng ngực và cánh tay. Mặc dù vết rạn thường không gây đau đớn, nhưng do da căng ra và kéo dài, nó có thể gây ngứa và châm chích. Các yếu tố gây rạn da bao gồm tiền sử rạn da, di truyền, việc tăng cân nhanh chóng trong thai kỳ, và cả các yếu tố liên quan đến chủng tộc. Sau khi sinh, các vết rạn thường mờ dần thành màu bạc trắng.
Sự phát triển của mạch máu
Khi mang thai, sự phát triển của thai nhi cũng kéo theo việc phát triển các mao mạch. Sự tăng tiết của hormone tuyến yên, tuyến thượng thận và nhau thai kích thích sự phát triển của các mạch máu.
Khoảng 50% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng giãn mao mạch trên khuôn mặt và cổ, và cũng có thể thấy ở ngực, tay và chân. Một số phụ nữ có thể trải qua hiện tượng đỏ da, da mỏng hơn trong thai kỳ.
Làm thế nào để chăm sóc da khi mang thai?
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn hạn chế tình trạng da thay đổi khi mang thai:
- Giữ ẩm cho da: Da khô là một vấn đề phổ biến khi mang thai. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa dầu và không có hương thơm, thoa hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối.
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về da như nám da và tàn nhang. Hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên mỗi ngày, ngay cả khi trời râm.
- Tránh tẩy tế bào chết hóa học: Tẩy tế bào chết hóa học có thể gây kích ứng da khi mang thai. Hãy sử dụng tẩy tế bào chết vật lý nhẹ nhàng, chẳng hạn như scrub đường.
- Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm cả làn da. Hãy ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
- Tránh các sản phẩm chăm sóc da có chứa hóa chất: Các sản phẩm chăm sóc da có chứa hóa chất có thể gây hại cho da của bạn, đặc biệt là trong thai kỳ. Hãy chọn các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ thực vật.
- Thăm khám bác sĩ da liễu: Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về làn da của mình trong thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. Bác sĩ da liễu có thể giúp bạn lựa chọn các sản phẩm và phương pháp điều trị phù hợp.
Da thay đổi khi mang thai là một hiện tượng tự nhiên và thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc da để giúp cải thiện tình trạng da và hạn chế những thay đổi này.