Có một sự thật là đến thời điểm này, nhiều người đã biết rõ tác hại của nền công nghiệp “mỹ phẩm trộn khuấy”, nhưng không phải ai cũng đủ lập trường để quyết định không tin dùng kem trộn. Bởi hiệu quả mà loại kem này mang lại cực kỳ thần tốc nhưng cũng đồng nghĩa với việc làn da sẽ dần nhiễm corticoid và mỏng yếu. Vậy làn da nhiễm corticoid có thể phục hồi được hay không? Hãy cùng Chubby tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Da nhiễm corticoid là gì?
Da nhiễm corticoid là tình trạng tai biến da do corticoid khiến tình trạng da bị tổn thương, mài mòn, viêm nhiễm mãn tính do sử dụng corticoid có trong thuốc rượu hoặc kem trộn trong một thời gian dài. Tức khi bạn ngưng dung kem có chứa corticoid thì da sẽ phát mụn từ từ, tiếp tục dung thì da có vẻ đẹp lúc đầu nhưng dần dần da sẽ bị huỷ hoại từ sâu bên trong, dẫn đến tình trạng nám, mỏng, đỏ rát hay thậm chí lộ cả mạch máu li ti dưới da.
Biểu hiện của tình trạng da nhiễm corticoid
Viêm da do nghiện corticoid thường xảy ra từ tuần thứ hai đến tuần thứ tư sau khi ngừng bôi hẳn kem có chứa corticoid, với các biểu hiện như:
- Da bị ngứa và sần – Đây là dạng kích ứng nhẹ nhất.
- Xuất hiện tình trạng đỏ da, những mạc máu trên da ngày càng to và rõ hơn.
- Da bị sần cả mảng, đỏ bừng châm chích, nóng rát, bong da và da nhạy cảm liên tục trong vòng 1-2 tuần sau khi ngừng sử dụng.
- Nếu tiếp tục sử dụng lâu dài, da sẽ trở nên mỏng hơn, rạn da và giãn mao mạch.
- Da bị nhiễm biến thể papulopustular: Xuất hiện các sẩn mụn nước/sẩn mụn mủ,..
- Diểu hiện nặng nhất chính là làn da không thể dung nạp được bất kỳ các sản phẩm chăm sóc da nào khác ngoại trừ corticoid.
Phục hồi da bị nhiễm corticoid
Để làn da trở lại bình thường sau khi nghiện corticoid là cả một quá trình cai nghiện và chăm sóc da đặc biệt.
- Khi bắt đầu cai nghiện corticoid, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Nếu mới sử dụng kem trộn trong một thời gian dưới 2 tuần: Bạn nên ngưng thoa kem ngay lập tức.
- Nếu đã sử dụng kem trộn trong một thời gian dài: Nên giảm lượng corticoid một cách từ từ, vì nếu ngừng đột ngột sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng cai nghiện.
- Bên cạnh đó, cần xây dựng lại một chu trình chăm sóc da thật kỹ trong quá trình này. Vì nếu không cẩn thận, vi khuẩn/vi nấm/demodex sẽ dễ xâm nhập và khiến da bị nhiễm trùng. Từ đó, làm cản trở quá trình tái tạo và làm lành vết thương và tệ nhất là sẽ để lại sẹo rỗ trên làn da.
- Nên chườm mát những vùng da nóng rát để giảm cảm giác khó chịu tức thời.
- Sử dụng sữa rửa mặt vô cùng dịu nhẹ để làm sạch da mặt từ 1-2 lần mỗi ngày, vừa giúp giảm tình trạng ngứa rát vừa giúp làm ẩm và phục hồi làn da.
- Đừng quên sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày nhằm phục hồi hàng rào bảo vệ da – đây là bước quan trọng nhất. Ưu tiên chọn những dòng kem dưỡng ẩm chứa những thành phần như Ceramide, Niacinamide, Hyaluronic acid,…
- Hạn chế ra ngoài vào ban ngày trong thời gian da bị tổn thương và che chắn nắng thật kỹ.
- Khi da có xuất hiện mụn mủ, việc thăm khám và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết nhất. Tuyệt đối không được tự ý nặn khi mụn đang sưng viêm.
Tốt nhất, với những làn da nhiễm đã nghiện corticoid, nên được thăm khám và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và hướng dẫn cách điều trị phù hợp nhất nhé!
Mất bao lâu để phục hồi da nghiện corticoid?
Một điều chắc chằn rằng với những làn da đã “nghiện corticoid” đều đang loay hoay trong cơn mê “Mất bao lâu để làn da hoàn toàn hồi phục?” Thực tế, vẫn chưa con số chính xác cho câu hỏi này. Bởi vì khả năng phục hồi làn da sẽ phụ thuộc vào bốn yếu tố sau: Thời gian sử dụng corticoid – Hoạt lực của corticoid – Liều lượng sử dụng – Cơ địa của mỗi làn da.
Để làn da được phục hồi sau khi nghiện corticoid là một quá trình kiên trì. Những ai may mắn thì có thể mất 2-4 tuần (đây thường là thời gian phục hồi dành cho những trường hợp mới sử dụng), nhưng nhiều người phải mất đến 5-10 năm vẫn chưa thể lấy lại được làn da khoẻ mạnh.
Vậy nên, nếu đã biết được những tác hại khôn lường cũng như quá trình phục hồi đầy gian nan khi da nhiễm corticoid do sử dụng kem trộn, các bạn hãy tránh xa những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc gắn mác “kem công ty” nhé.
Nếu các bạn còn thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy mạnh dạn hỏi Chubby tại đây nhé